Giỏ hàng
Hoà Phát Miền Bắc Thêm vào giỏ hàng thành công!  Hoà Phát Miền Bắc
Xem giỏ hàng và thanh toán

Đánh giá ưu nhược điểm của các mẫu ghế chân quỳ

Cập nhật lúc: 4/18/2016 8:48:00 AM
Ghế chân quỳ là một sản phẩm phổ biến được các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn cho nội thất phòng họp, vì những ưu điểm vượt trội mang lại so với nhiều dòng ghế khác.

Có thể nói,
ưu điểm chung của ghế chân quỳ là ở kiểu dáng nổi bật, độc đáo có tính đàn hồi và độ bền cao. Thiết kế khung thép không gỉ với hình dáng lượn cong ôm sát cơ thể, phù hợp với không gian yên tĩnh và cố định của phòng họp hoặc phòng hội nghị. Cùng với đó, ghế chân quỳ cũng có nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng để lựa chọn.

Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm nào dù ưu việt đến đâu cũng vẫn có những nhược điểm nhỏ. Đối với mẫu ghế chân quỳ, đặc biệt là dòng ghế có khung sơn, nếu sản xuất không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ gây ra hiện tượng bong tróc, gây mất thẩm mỹ. Do đó, bạn nên chọn mua sản phẩm ghế chân quỳ của các nhà phân phối chính hãng uy tín để yên tâm sử dụng.

Ở trên là một số ưu nhược điểm chung của dòng ghế chân quỳ, như các bạn đã biết, dòng ghế này được phân ra nhiều loại khác nhau: ghế chân quỳ bọc da, ghế chân quỳ bọc nỉ và ghế chân quỳ lưới. Mỗi loại đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng làm ghế hội trường hay ghế phòng họp của các doanh nghiệp.

1. Ưu nhược điểm của ghế chân quỳ da


Ghế chân quỳ da

Ghế chân quỳ da thường phù hợp với không gian phòng họp cao cấp

Ưu điểm: Loại ghế chân quỳ này có tựa lưng và đệm ngồi được bọc da sáng bóng, do đó rất phù hợp với không gian nội thất phòng họp cần sự sang trọng và chỉn chu. Chất liệu của ghế có thể được bọc bằng da thật hoặc da công nghiệp đều tạo sự đàn hồi khi ngồi. Tựa và đệm ghế thường có những đường chỉ may ngang tạo điểm nhấn và sự thoải mái cho người sử dụng. Khung ghế chủ yếu được làm bằng ống thép mạ, inox cao cấp. Đặc biệt, ghế chân quỳ da không thấm nước và rất dễ vệ sinh.

Nhược điểm: Nếu mua phải ghế chân quỳ giá rẻ được gia công kém, sau một thời gian sử dụng, da bọc ở tựa lưng và đệm ghế có thể bị bay màu hoặc nổ, bong làm giảm giá trị sử dụng cũng như tăng chi phí cho doanh nghiệp.

2. Ưu nhược điểm của ghế chân quỳ nỉ

Ghế chân quỳ nỉ
Ghế chân quỳ nỉ thường có khung sơn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay


Ưu điểm: Là loại ghế phòng họp giá rẻ được sử dụng khá phổ biến hiện nay, ghế chân quỳ bọc nỉ có độ bền cao, tạo cảm giác êm ái, thoải mái cho người ngồi. Đặc biệt, giá thành của loại ghế bọc nỉ thường rẻ hơn so với các loại ghế chân quỳ khác nên đáp ứng được bài toán kinh tế với nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Nhược điểm: Ghế chân quỳ nếu không sử dụng chất liệu nỉ bọc tốt, qua thời gian sử dụng, ghế có thể bị xù lông hoặc rách ở lớp ngoài cùng. Ngoài ra, việc vệ sinh cho kiểu ghế này cũng khó hơn so với dòng ghế chân quỳ bọc da.

3. Ưu nhược điểm của ghế chân quỳ lưới

Ưu điểm: Nếu như ghế chân quỳ da và ghế chân quỳ nỉ tạo ra sự êm ái khi ngồi, và thích hợp với thời tiết mùa đông, thì ghế chân quỳ lưới lại có những điểm khác biệt riêng. Tựa lưng và mặt ngồi của ghế được làm bằng lưới nên cho cảm giác nhẹ nhàng và thanh thoát hơn. Khi sử dụng vào mùa hè, mặt lưới của ghế tạo ra sự khô thoáng, không bị ngưng đọng mồ hôi và đặc biệt rất dễ vệ sinh, lau chùi.

Ghế chân quỳ lưới
Ghế chân quỳ lưới cho cảm giác thông thoáng khi sử dụng vào mùa hè


Nhược điểm: Phần lưới ở tựa lưng và mặt ghế mỏng nên khả năng chịu lực hoặc va chạm kém hơn so với ghế da và nỉ. Do đó, khi sử dụng, bạn nên chú ý không đè vật quá nặng lên bề mặt ghế, vì nó có thể gây biến dạng hoặc bong lớp lưới ra khỏi khung ghế nếu bị tác động lực quá mạnh.

Những ưu nhược điểm của từng loại ghế chân quỳ trên, phần nào có thể giúp bạn đánh giá và phân loại để mua được một loại ghế phù hợp nhất cho không gian nội thất văn phòng của mình.

 

Thư ngỏ


 
Các tin khác