Danh mục sản phẩm
Trộm két sắt thường có đồng bọn. Theo nhiều vụ án được phanh phui từ các chuyên án đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm chuyên phá két sắt để trộm tài sản, các cán bộ công an cho biết chỉ một số ít đối tượng hành động riêng lẻ, đa số bọn chúng có một băng từ 4 đến 6 tên.
Nghiên cứu kĩ trước khi gây án. Để hiểu rõ về địa bàn gây án, bọn chúng nghiên cứu rất kĩ quy luật tài chính của các cơ quan, doanh nghiệp, nhà dân rất kỹ để gây án. Thường vào đầu tháng (khi các doanh nghiệp có tiền lương), cuối tháng (khi doanh nghiệp quyết toán) và thường vào tối thứ 7, chủ nhật hoặc ngày lễ tết khi cơ quan nghỉ, bảo vệ lơ là trong làm việc. Bọn chúng thường sử dụng xe máy đi lòng vòng quanh khu vực đã xác định, có nhóm đối tượng còn đi cả ô tô để tìm ra những sơ hở nhằm dễ bề hành động và che mắt cơ quan chức năng cũng như dễ tháo chạy khi bị phát hiện.
Phương tiện gây án siêu “độc”. Công cụ gây án của bọn chúng chủ yếu gồm: kìm cắt, kìm cộng lực, tô vít, xà beng, mỏ lết, găng tay… Một loạt công cụ các nhóm này mới mang theo nữa là… võng dù và dây dù. Ngoài ra, khi đột nhập vào hiện trường thì chúng còn tận dụng tất cả những phương tiện “có sẵn” như chăn, gối, đệm, quần áo, giấy tờ…
Đối tượng Bùi Thế Trung và phương tiện gây án
Xác định là phải “liều ăn nhiều”. Ngoài ra, bọn chúng còn mang theo dây dù để nếu gặp bảo vệ hoặc bị chủ nhà phát hiện thì sẽ dùng dây khống chế.
>>Dịch vụ mở khóa két sắt chuyên nghiệp tận tâm nhất Hà Nội<<
Và kế hoạch gây án tinh vi. Khi nghiên cứu kỹ hiện trường gây án và lời khai của các đối tượng, điều tra viên thấy mỗi nhóm cũng có những cách thức phạm tội riêng. Thông thường, chúng đi từ 4-6 tên, sử dụng kìm cắt để cắt phá hàng rào, dùng tô vít cậy, phá cửa sổ đột nhập phòng để két. Khi phát hiện thấy két, chúng lấy các vật dụng (như giấy, tài liệu…), nếu trong gia đình thì dùng chăn, gối trong phòng lót phía dưới, sau đó ngả két xuống đất dùng xà beng, tô vít cậy phá lấy tài sản. Một số nhóm đối tượng thì chuyên dùng kìm cộng lực cắt rào đột nhập cơ quan, doanh nghiệp, nhà dân. Thông thường là bọn chúng sẽ dùng đồ nghề để đập, cạy két sắt. Đối với những chiếc két sắt có ổ khóa phức tạp hoặc có chuông báo động, chúng sẽ ngả chiếc két vào những vật mềm, xốp như chăn, gối, quần áo… để két không phát ra tiếng kêu, sau đó dùng võng và dây dù khiêng về để…nghiên cứu dần.
2. TÁC NGHIỆP NHƯ PHIM HÀNH ĐỘNG
Gần đây, tinh vi nhất là nhóm trộm két sắt ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), bọn chúng đã nghĩ ra một thủ đoạn mới, đó là cho đồng bọn làm giả hồ sơ xin việc vào các công ty bảo vệ (dùng CMND của người khác dán ảnh mình). Khi được cử đến các cơ quan, doanh nghiệp nào đó để làm nhiệm vụ bảo vệ, tên "trộm- bảo vệ" này có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ khả năng tài chính, đường đi nước bước trong cơ quan này để báo cho đồng bọn.
Nếu phát hiện doanh nghiệp nào ít để tiền trong két qua đêm, tên bảo vệ này tìm mọi cách xin chuyển sang bảo vệ ở cơ quan, doanh nghiệp khác. Khi phát hiện doanh nghiệp có tiền nhiều trong két bạc, chúng sẽ báo cho đồng bọn hành động vào ca trực của chúng. Đến sáng hôm sau, chúng cũng giả vờ tri hô, phát hiện vụ trộm, cùng lắm bị đuổi việc vì thiếu trách nhiệm thì chúng lại làm giả hồ sơ để xin việc sang công ty bảo vệ khác.
Đóng hai vai "trộm-bảo vệ" giỏi nhất chính là đối tượng Đinh Văn Thường, 29 tuổi, quê ở Quỳnh Phụ (Thái Bình). Khám nhà Thường, cơ quan Công an thu được 7,8 bộ đồng phục bảo vệ của các công ty bảo vệ khác nhau mà anh ta đã xin làm việc và bị cho nghỉ việc vì "thiếu trách nhiệm để xảy ra trộm cắp"…
Và đây là hiện trường vụ án
3. PHÒNG NGỪA TRỘM KÉT SẮT SAO CHO HIỆU QUẢ?
Nên tăng cường hệ thống khóa cửa. Theo các điều tra viên cho biết, khi nghiên cứu vụ án, phát hiện rất nhiều sơ hở của các cơ quan, doanh nghiệp, nhà dân trong công tác bảo vệ và bảo quản tài sản của mình. Cửa sổ nơi các phòng chứa két bạc rất sơ sài, thường bằng thép hộp, dễ dàng có thể day ra bằng mỏ lết. Rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, gia đình còn làm cửa kính lùa, bọn trộm chỉ cần hẩy nhẹ là bung ra.
Không nên để quá nhiều tiền trong két. Nhiều đơn vị, gia đình còn để quá nhiều tiền trong két, đây là sơ hở lớn để các băng trộm lợi dụng. Nhiều vụ án cho thấy bọn trộm thường khoắng cả tỉ đồng chỉ trong một chiếc két sắt. Nếu tiền bạc, tài sản chưa dùng đến, bạn nên gửi vào ngân hàng.
Tăng cường công tác bảo vệ. Tại các cơ quan, trường học, chung cư, đa số bảo vệ là những người đã về hưu, họ không có võ, không có kĩ năng nghề nghiệp mà chỉ đơn thuần là ngồi trực. Đây là lỗ hổng lớn để bọn trộm lợi dụng.
Đề cao cảnh giác: Cuối cùng, điều quan trọng nhất là mỗi doanh nghiệp, gia đình phải nâng cao ý thức tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản cho mình.