Giỏ hàng
Hoà Phát Miền Bắc Thêm vào giỏ hàng thành công!  Hoà Phát Miền Bắc
Xem giỏ hàng và thanh toán

Vay nặng lãi mua vàng đút két sắt: Tiết kiệm hay rước nợ vào thân

Cập nhật lúc: 4/23/2016 10:05:00 AM
Khi giá vàng giảm mạnh, nhiều người đã nghĩ ra chiêu trò đi vay nặng lãi để tích vàng trong két sắt, chờ thời điểm giá cao mang bán. Cách làm này chỉ “rước nợ vào thân”?

Nhiều cặp vợ chồng muốn dành dụm tiền cho lúc ốm đau, hoặc hạn chế chi tiêu phung phí đã nghĩ ra cách vay nặng lãi mua vàng đút két sắt chống cháy, để tạo ra áp lực tiết kiệm. Tuy nhiên, cách làm tai hại này đã khiến nhiều người rơi vào tình huống nợ nần chống chất.


Trường hợp đầu tiên phải kể đến là chị Nguyễn Thu Hà (29 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Công việc của hai vợ chồng chị Hà ổn định, lương tháng cộng lại gần 30 triệu đồng, nhưng cả hai không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cho nên tháng lương nào cũng "không cánh mà bay", không để ra đồng nào dư giả, dù cưới nhau được 3 năm.

 

Thấy cách chi tiêu của vợ chồng mình không ổn, chị Hà nghĩ ra cách tiết kiệm bằng cách mua két sắt Hòa Phát bỏ tiền vào khóa lại. Tuy nhiên, việc này cũng không ổn, bởi cứ những lúc cần đến tiền chị Hà và chồng lại mở két lấy tiêu. Sau mọi kế hoạch tiết kiệm tiền mặt đều thất bại, vợ chống chị Hà lại nghĩ ra chiêu thức mới, đó là đi vạy nặng lãi để mua vàng đút két sắt. Sau đó, tiền lương hàng tháng sẽ lấy để trả lãi và một phần gốc.

 

mua vàng đút két sắt hòa phát


Năm đầu tiên, vợ chồng chị Hà tiết kiệm được 4 cây vàng và trả được hết nợ. Sau đó, họ lại tính vay thêm 150 triệu để thực hiện chiến dịch quy mô hơn. Trong két sắt của gia đình chị Hà đã có đến 10 cây vàng. Nhưng sự việc bất ngờ xảy ra, công ty chị Hà giảm biên chế nên chị bị mất việc, con cái ốm đau, đi viện nhiều lần. Mọi chi tiết sinh hoạt gia đình và trả nợ cả lãi lẫn gốc đều trút lên vai người chồng. Khi không thể kham lại mọi thứ, vợ chồng chị Hà buộc phải bán hết số vàng tích cóp được để trả nợ. Và thế là "nghèo lại hoàn nghèo".

 

Trường hợp thứ hai là của chị Trần Thị Thảo (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng áp dụng chiêu thức tương tự như trên. Thu nhập của cả hai vợ chồng cộng lại được 15 triệu đồng/tháng. Vợ chồng chị Thảo "đánh liều" đi vay nặng lãi 100 triệu mua 3 cây vàng đút két sắt mini để tiết kiệm. Sau đó, tính toán hàng tháng bỏ ra 10 triệu để trả nợ, số tiền 5 triệu còn lại dùng để chi tiêu, sinh hoạt gia đình.

 

Dù đã được người thân, bạn bè can ngăn, nhưng vợ chồng chị Thảo vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch tiết kiệm đầy rủi ro theo cách này. Trong vài tháng đầu, vợ chồng chị Thảo cũng bỏ ra được 10 triệu để trả nợ và đã cố gắng chi tiêu kham khổ. Tuy nhiên, chỉ thời gian sau, mọi việc đi quá giới hạn cho phép, tiền hiếu hỉ, thuốc thang, đi viện cho con đã lớn hơn rất nhiều so với 5 triệu đồng bỏ ra. Không muốn vay nợ bố mẹ, vợ chồng chị Thảo buộc phải lấy vàng tiết kiệm trong két sắt Hòa Phát mang đi bán để trả nợ.

 

Cả hai trường hợp vay nặng lãi mua vàng đút két sắt để tiết kiệm ở trên đều không mang lại kết quả, thậm chí chuốc nợ vào thân, khi số tiền nặng lãi hàng tháng ngày càng tăng lên. Do đó, để có thể tiết kiệm tiền bạc, kinh tế của các gia đình, vợ chồng trẻ phải thực sự ổn định và vững chắc. Số tiền tiết kiệm có thể mang gửi ngân hàng theo kỳ hạn để hưởng lãi suất, không nhất thiết phải mua vàng để trong két sắt sẽ mang lại nhiều rủi ro.

Thư ngỏ


 
Các tin khác