Giỏ hàng
Hoà Phát Miền Bắc Thêm vào giỏ hàng thành công!  Hoà Phát Miền Bắc
Xem giỏ hàng và thanh toán

ADWORD - Đặt giá thầu bid giá hiệu quả trong adword

Cập nhật lúc: 6/23/2017 9:52:00 PM
Sử dụng giá bid trung bình của ngành đối với từ khoá nhất định bằng cách sử dụng Google Keyword Planner (Công cụ lập kế hoạch từ khoá) có sẵn trong phần Tools (Công cụ) trong tài khoản Google AdWords.
 1. Làm sao để biết giá Bid của đối thủ:


(Trả lời thay luôn cho câu: "Có biết đối thủ chi bao nhiêu tiền quảng cáo không")

 

Trước hết, bạn muốn biết bid giá của đối thủ làm gì? Tại sao cần biết giá bid của đối thủ. 

Thường khi hỏi ngược lại thế này, người đặt câu hỏi lại "ngớ ra một lúc". Thật ra là đại đa số chúng ta muốn biết giá đối thủ vì tò mò mà thôi, đôi chút sự ganh tị muốn xem mình hay đối thủ rẻ hơn.

Cũng có lý do là biết để bid giá cho hợp lý để vượt đối thủ. Vấn đề này được giải đáp trong câu hỏi khác ở phía dưới.

 

Giải đáp: không thể biết giá bid của đối thủ cụ thể. Kể cả các công cụ trên thế giới nói rằng có thể biết thì cũng hoàn toàn không chính xác. Hoặc nói chính xác hơn thì mình không hề biết có công cụ như vậy.

 

Chỉ có thể biết giá bid trung bình của ngành đối với từ khoá nhất định bằng cách sử dụng Google Keyword Planner (Công cụ lập kế hoạch từ khoá) có sẵn trong phần Tools (Công cụ) trong tài khoản Google AdWords.

 

 

Cái này trả lời luôn cho câu hỏi "Giá bid ngành thiết kế web và dịch vụ SEO là bao nhiêu"

 

2. Dựa vào đâu để bid giá ban đầu:

 

Câu hỏi này liên quan đến câu khác "Bid giá bao nhiêu là tốt". SEONgon có câu mà mọi người khá thích 

 

Như vậy Bid bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là tổng lợi ích là "bao nhiêu". Chú ý là tổng lợi ích, nếu bid thấp quá, lợi nhuận trên 1 lợi ích (đơn hàng) có thể thấp nhưng tổng lợi nhuận thấp thì cũng không ổn.

 

Tuy nhiên ngay ban đầu thường bạn sẽ không biết bid giá bao nhiêu thì được bao nhiêu click mỗi ngày, hết bao nhiêu tiền và bán được bao nhiêu hàng. Vậy nên bạn sẽ tù mù.

 

Giải đáp: Ban đầu bid giá tuỳ ý, bid số tiền mà bạn cảm giác thoải mái nhất, thường là 1.000 đ. Có người thì thấy 200 đ mới thoải mái, cũng có người lại bid hẳn 5.000 đ vẫn không xi nhê. Vấn đề chỉnh bid sau đó mới là quan trọng.

 

Nói thêm là có lý thuyết cho rằng ban đầu bid cao để CTR cao thì tăng điểm chất lượng. Điều này là sai. CTR được Google đánh giá CAO hay THẤP là đánh giá giữa các nhà quảng cáo có cùng vị trí (top) chứ không đánh giá giữa quảng cáo top 1 với top 10.

 

3. Bid thế nào để nhiều click nhất:


Câu hỏi này rất đúng, Bid giá để nhiều click chứ không phải lên top (phần sau giải đáp nhiều các câu liên quan bid giá để top 3), nhưng lên top làm gì khi trên đó quá đắt.

Google AdWords là nghệ thuật tìm ra vị trí tối đa hoá lợi ích, trước khi tối đa hoá lợi ích thì phải tối đa hoá Click.

 

Xem các ví dụ sau đây với từ khoá chính xác [iphone 6]

 

 

 

 

(Lưu ý: CTR dự báo trong ảnh không chính xác)

 

Trong 3 lựa chọn trên, bạn lựa chọn top 1,75 ; 2,54 hay 2,81 ? Rõ ràng top thấp hơn lại có số click cao hơn với cùng 1 mức chi tiêu quảng cáo.

 

Giải đáp: Nếu ngân sách quảng cáo của bạn đủ để quảng cáo top 1 cả ngày, không lo cạn ngân sách vì quá nhiều click trong ngày, thì bạn cứ bid giá duy trì top 1 thôi. Khi bạn top 1 tuyệt đối, cpc chỉ tăng khi chất lượng quảng cáo của bạn suy giảm hoặc đối thủ có chất lượng hay giá thầu tăng hơn. Còn nếu ngân sách quảng cáo của bạn không quá nhiều để chạy cả ngày dư thừa thì bạn phải chọn vị trí tốt nhất để mang về nhiều click. Việc này hoặc là bạn test các phương án hoặc sử dụng chức năng bid giá tự động của Google trong cài đặt chiến dịch.

 

 

AdWords sẽ đặt giá thầu để giúp tối đa hóa số nhấp chuột trong phạm vi ngân sách mục tiêu của tôi

 

 

 

Lúc này Google sẽ tính toán và bid để bạn ở vị trí trung bình có nhiều click nhất (Tăng giá thì đắt, nhanh hết tiền; Giảm giá thì rẻ nhưng ít click). Nhớ đặt giới hạn giá thầu kẻo Google bid giá cao quá.

 

4. Tìm từ khoá phụ để tăng traffic với giá rẻ:


Tiếp theo câu 3, một bạn hỏi SEONgon rằng làm sao tìm ra nhiều từ khoá phụ để tăng traffic. Câu hỏi này cũng rất đúng. Từ khoá phụ ở đây ý nói là những từ khoá dài hơn mà người dùng tìm kiếm về dịch vụ, sản phẩm của chúng ta. Các từ khoá này rẻ vì ít người làm hoặc ít người tìm ra. Lưu ý phải là từ khoá liên quan.

 

Giải đáp:  Sử dụng 4 công cụ sau:

 

- Google Keyword Planner

 

Trong ví dụ này, Google liết kê ra tới 800 từ khoá liên quan tới từ khoá nghiên cứu "iphone 6"

 

 
Tuy nhiên các từ khoá gợi ý có rất nhiều từ ... chẳng liên quan. Vì vậy bạn phải thêm yêu cầu về "Từ khoá cần bao gồm". Chú ý là từ khoá bao gồm mà dài quá thì Google không "sáng tạo" được. Thay vì mình yêu cầu Google thêm các từ "iphone 6" trong gợi ý thì mình chỉ bắt Google thêm số 6

 

- ubersuggest hoặc keywordtool.io

 

2 cái này đơn giản nên mình không thêm ảnh minh hoạ. Lưu ý là với keywordtool.io thì bạn nên gõ tiếng Việt và chọn Việt Nam, còn uber thì bạn gõ có hay không dấu cũng được, cứ để là Mỹ đi, nó không có lựa chọn là khu vực nghiên cứu là Việt Nam.

 

- Google Instant (Hay Google suggest):


 

Bên dưới chân trang cũng có các từ khoá liên quan

 

 

Tuy nhiên việc các từ khoá này có rẻ hay không tuỳ thuộc đối thủ của bạn có biết phương pháp tìm như bạn không. Những ngành làm AdWords rất tốt như vé máy bay hay thẩm mỹ viện thì từ khoá dài cũng rất nhiều quảng cáo nên cũng không hy vọng rẻ hơn hẳn so với đối thủ.

 

5. Bid thế nào để hiển thị đều:


Không phải lúc nào quảng cáo của chúng ta cũng hiển thị, có nhiều lý do khiến quảng cáo không hiển thị, loại từ lý do do người dùng (search nhiều quá quảng cáo tự tắt...) hoặc do cài đặt sai thì có 2 nhóm lý do chính là do Ngân sách hàng ngày của chúng ta thiếu hoặc Xếp hạng quảng cáo không tốt (AdRank).

 

Giải đáp: Bật cột dữ liệu cho biết tỉ lệ mất hiển thị

 

 

 

Với lý do mất hiển thị do ngân sách thì cứ tăng tiền hàng ngày lên là được.

Với lý do mất hiển thị do Xếp hạng thì có các yếu tố sau:

- Điểm chất lượng thấp

- Giá bid thấp

- Định dạng quảng cáo không tốt: sử dụng tiện ích mở rộng không tốt hoặc không sử dụng tiện ích mở rộng.

 

Cách giải quyết là tối ưu điểm chất lượng: tăng giá thầu, xem xét hiệu suất trong quá khứ của Tiện ích mở rộng. (Không nói sâu hơn được, nói ra hết cả nội dung Giảng dạy mất :p)

 

Ngoài ra bạn cũng có thể so sánh hiệu suất của mình so với đối thủ:

 

 

 

Cột số liệu đầu tiên (Tỉ lệ hiển thị) chính là % lượt hiển thị mà bạn đạt được. Bạn có thể lấy số liệu 2 cột mất hiển thị sẽ thấy cộng với tỉ lệ hiển thị này là được 100%.

 

Lưu ý: 

+ % hiển thị của bạn phải lớn nhất so với các đối thủ. Nếu bạn ít tiền hơn hẳn thì rõ ràng bạn quảng cáo 24/24 với đầy đủ các từ khoá như đối thủ thì không bao giờ có tỉ lệ tốt hơn đối thủ. Như vậy bài toán trở thành "Tối ưu hiển thị" trong thời gian tiềm năng, thiết bị tiềm năng, khu vực địa lý tiềm năng. Bạn có target rộng trong khi không đủ tiền thì thật vô nghĩa.

+ Tỉ lệ hiển thị phải trên 80%, dưới đó thì khá là tệ

+ Bạn có thể xem số liệu so sánh này ở cấp chiến dịch, nhóm quảng cáo, từ khoá. Có thể xem tất cả hoặc chọn từng chiến dịch, từng nhóm hoặc từ từ khoá cụ thể để xem

+ Các thông số khác mình không giải thích trong bài này 

 
(Không ngờ viết bài này lại mất thời gian thế, càng viết càng thấy phải viết cho sâu, cho đủ. Mình tạm dừng ở đây, đi ăn tối đã, sẽ viết tiếp nhanh nhất có thể)

6. Tiêu chí bid top 3 (Thuật ngữ chính xác là Quảng cáo có Vị trí hàng đầu)

 

Mình hiểu câu hỏi này tức là "bid thế nào để được top 3". Vậy trước tiên nói về cách thức Google xếp hạng các Quảng cáo, là 1 trong 3 NGUYÊN LÝ GỐC của Google AdWords (Theo SEONgon): ADRANK


Xem "công thức" tính Adrank (Công thức này cũ, nhưng chủ yếu là theo cách tính này)

 

 

Trong đó CPC là giá thầu mà bạn đặt (số tiền bạn chấp nhận trả tối đa cho 1 nhấp chuột vào quảng cáo) và QLS là Điểm chất lượng của từ khoá (thang điểm 1 - 10)

 

Cùng xem ví dụ sau về cách Google sắp xếp và tính giá thực tế.

 

 

Như vậy để vào vị trí top 3 thì bạn cần phải là một trong 3 nhà quảng cáo có Adrank hàng đầu (1, 2, 3)

 

Ngoài ra trong công thức mới của Google từ 2015, chúng ta có:

 

Giá trị được sử dụng để xác định vị trí quảng cáo (nơi quảng cáo được hiển thị trên trang) và liệu quảng cáo của bạn có hiển thị hay không. Xếp hạng quảng cáo được tính bằng cách sử dụng số tiền giá thầu của bạn, các thành phần của Điểm chất lượng (tỷ lệ nhấp dự kiến, mức độ liên quan của quảng cáo và trải nghiệm trang đích) và tác động dự kiến của các tiện ích mở rộng và định dạng quảng cáo khác.

 

 

Có nghĩa là khi một quảng cáo được hiển thị, Google tính tới việc nếu quảng cáo đó hiển thị cùng với một tiện ích mở rộng (số điện thoại, bản đồ, link thêm ...) thì người search có xu hướng tương tác với quảng cáo nhiều hay không, dựa vào dữ liệu lịch sử. Khi 2 nhà quảng cáo có Adrank tương đương nhau thì Google sẽ cho hiển thị quảng cáo (có kèm tiện ích mở rộng) ở vị trí cao hơn với nhà quảng cáo mà trong quá khứ khách hàng có tương tác với tiện ích mở rộng nhiều hơn. Giả sử người tìm kiếm "cửa hàng pizza" thường có xu hướng tìm bằng di động và click vào chức năng CALL thì các nhà quảng cáo có tiện ích mở rộng cuộc gọi sẽ có ưu thế hơn.

 

Giải đáp: Như vậy để có vị trí tốt cần quan tâm 3 nhóm yếu tố là CPC, QLS và EXTENTION

 

* QLS:

Nếu bạn sử dụng Đối sánh Chính xác và điểm chất lượng là 10/10 thì bạn cần tăng CPC hoặc tối ưu Extension.

Nếu bạn sử dụng Đối sánh cụm từ hoặc mở rộng, thì vấn đề phức tạp hơn: Điểm chất lượng của từ khoá được Google tính toán lại, mỗi khi có truy vấn tìm kiếm thích hợp. Vì vậy top hiển thị trong tài khoản mà bạn nhìn thấy thực ra là trung bình cộng của hàng trăm, hàng nghìn truy vấn tìm kiếm.

 

Trong ví dụ này, từ khoá "Bảo hiểm ô tô" có thứ hạng trung bình là 1,6.

 

 

Trên thực tế đây là thứ hạng tổng hợp từ nhiều lần quảng cáo hiển thị. Để xem chi tiết thứ hạng mỗi lần quảng cáo hiển thị, các bạn làm theo hình sau:

 

 

Kết quả là:

 

 

Sẽ có bạn sau khi làm theo hướng dẫn nhận ra rằng các từ khoá tìm kiếm mà bạn muốn top 3 nó lại nằm rất thấp, các tìm kiếm mà bạn không mấy quan tâm lại nằm top 3, kết quả trung bình bên ngoài bạn thấy là top 3 nhưng toàn với ... từ khoá bạn không quan tâm đấy.

 

Vậy để thứ hạng top 3, cần quan tâm tới thứ hạng từng lần quảng cáo hiển thị. Đoạn này thì lại không nói kỹ tiếp được. Sorry các bạn, viết thiếu thì mình thấy áy náy, viết đủ thì chỉ dừng lại đến đoạn này, viết thêm thì viết hết cả khoá học mất. Phần này nó thuộc vào bí truyền của SEONgon rồi :D

 

Về vấn đề tổng quát về tối ưu Điểm chất lượng, bài này không viết kỹ, hẹn các bạn bài viết về điểm chất lượng.

 

Lưu ý: chỉ nên quan tâm top hiển thị trong tài khoản thống kê, đừng nhìn kết quả khi bạn ra ngoài search, nó không quan trọng bằng khách hàng search và thấy bạn ở top mấy.

 

* Extension:

 

Về tiện ích mở rộng thì trước tiên các bạn cần biết cách xem số liệu. 

Số liệu các bạn xem ở tab "Tiện ích mở rộng" không phải chính xác là số người click vào tiện ích đâu nhé. Chỉ số tổng số click chuột vào mẫu quảng cáo (bao gồm tiêu đề, liên kết, các tiện ích khác ...)

 

 

Đây mới là số liệu chuẩn những click vào tiện ích mở rộng quảng cáo.

 

 

Bạn có thể tạm yên tâm nếu thấy rằng các tiện ích mở rộng có người click vào. nếu không hoặc quá ít thì có nghĩa tiện ích mở rộng của bạn chỉ để làm cho đẹp mà không có ý nghĩa với người dùng.

 

* CPC: Sau khi đã làm tốt Điểm chất lượng và Tiện ích thì các bạn cứ tăng giảm giá sao cho top trung bình vào top 3 là ok rồi.

 

Tìm hiểu kỹ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến Adrank Google AdWords trong Video của Google https://goo.gl/AL1TTw

 

p/s: Có bạn hỏi "Tối ưu hết mà vẫn không đạt top 3". Mình nghĩ cần xem lại việc đã tối ưu hết. Trừ khi bạn sử dụng đối sánh chính xác và điểm đã là 10 thì chỉ còn cách tăng bid và tối ưu Tiện ích mở rộng. Còn nếu bạn đang sử dụng Đối sánh cụm từ và Đối sánh rộng thì cần xem kỹ tài khoản của bạn, nhưng e là nếu chưa phải bạn từng học lớp của SEONgon thì chắc chắn ... vẫn còn có thể tối ưu hơn nữa.

 

7. Canh bid để duy trì top 3 


Như đã nói ở trên, tối ưu Điểm chất lượng và Tiện ích mở rộng rồi thì canh BID nữa là ok. Nhưng đúng là canh bid cũng phiền toái vì đối thủ cũng tăng giảm giá thầu liên tục.

 

Giải đáp: hướng dẫn các bạn 2 cách cơ bản để hệ thống tự động "Canh Bid"

 

* Cách 1: Sử dụng đấu thầu tự động.

 

Bạn chọn từ khoá, các từ khoá, hoặc toàn bộ từ khoá muốn duy trì top, sau đó chọn Tự động hoá

 

 

Tiếp theo bạn chọn tăng Bid hay giảm Bid. Như trong hình dịch ra là: tăng giá thầu 20% (max 5.000đ) nếu vị trí từ khoá tệ hơn 3, quy tắc sẽ chạy vào lúc 7h sáng và lấy số liệu trong ngày.

 

 

Như vậy để duy trì top 3 thì bạn tạo 24 quy tắc tăng Bid ứng với 24h, 24 quy tắc giảm Bid ứng với 24h (nên để top hiển thị nhỏ hơn 2, lên quá top 2 phí tiền mà hiệu quả không tăng lắm.


Việc này giống như bạn có nhân viên ngồi canh, cứ giờ chẵn trong ngày là vào ngó xem từ khoá nào top thấy thì tăng giá và top cao thì hạ bớt giá xuống.

 

* Cách 2: Sử dụng Chiến lược giá thầu (hơi nâng cao chút)

 

Trước hết các bạn cần biết trong tài khoản Google (Tab từ khoá) có 2 cột là "Giá thầu ước tính đầu trang" và "Giá thầu ước tính trang đầu". 2 cột này gợi ý giá BID để quảng cáo của bạn có thứ hạng trung bình là nhỏ hơn 3 hoặc nằm trong trang 1 tìm kiếm.

 

 

Tuy nhiên khi bid giá theo các giá trị này thì chưa chắc các bạn thấy quảng cáo nằm trong top. Vì đơn giản đây là dữ liệu trong quá khứ, các nhà quảng cáo thay đổi giá bid liên tục nên khi bạn bid có thể giá đã tăng.

 

Giải pháp là sử dụng Chiến lược giá thầu (Chức năng nằm trong mục "Thư viện đã chia sẻ" nằm ở phía dưới bên trái tài khoản Google AdWords. Bạn chọn chiến lược "Nhắm mục tiêu vị trí trong trang tìm kiếm" để giá bid tự động điều chỉnh theo Giá thầu ước tính Đầu trang.

 

 

Sau khi có chiến lược, bạn chỉnh sửa các bid giá trong cài đặt chiến dịch là xong, bạn sẽ có "1 nhân viên bằng máy" suốt ngày ngồi bid giá tiền cao hơn "Giá thầu ước tính đầu trang" cho bạn. Trong dài hạn bạn sẽ thấy thống kê thứ hạng trung bình nhỏ hơn top 3.

 

 

7. Tiêu chí bid giá tối ưu


Khách hàng Alo cho SEONgon khi xưa hay hỏi "bên đấy quảng cáo có rẻ không", mình trả lời "Không rẻ anh/chị ạ, chỉ tốt thôi" B-)

Một chiến dịch Quảng cáo có rất nhiều các mục đích khác nhau. Mình hay hỏi vặn lại là "Tối ưu" ở đây là gì?

 

Vậy có bao nhiêu loại mục đích:

 

Giải đáp:


* Chiến dịch bán hàng:

- Nhiều click, giá click rẻ: đôi khi bạn bid cao chưa chắc tốt (Xem lại câu 3 bài 1 https://goo.gl/2GMjAf)

- Click thu về chuyển đổi thành càng nhiều đơn hàng càng tốt. Vấn đề này thực sự đâu đầu. Thông thường các bạn có xu hướng lựa chọn các từ khoá mà các bạn nghĩ ra trong đầu (bán iphone thì từ khoá muốn quảng cáo là iphone 6, bán ô tô thì từ khoá muốn quảng cáo là ô tô Toyota ...). Như vậy không tốt, các từ khoá bạn nghĩ ra thường là từ khoá chung chung ai cũng nghĩ ra nên nó đắt, người tìm chung chung lại chưa mua hàng mà họ còn mất nhiều thời gian nghiên cứu. Những người tìm từ khoá "iphone 6 16gb trắng" sẽ tiềm năng hơn nhiều.

 

 

SEONgon thường chia từ khoá làm HOT KEY, ACTION KEY và INFOMATION KEY. 3 nhóm từ khoá này ứng với 3 giai đoạn trong hành trình mua hàng Online của người dùng là Quân tâm, Xem xét và Mua hàng.

 

 


 

Khi đó Hot key thì bid vừa phải, top 3 5 là ok rồi. Khách tìm kiếm thông tin họ click rất nhiều nên top thấp cũng có click. Top cao click nhiều đắt mà ít người mua hàng thì lãng phí.

Action key là các key người tìm đang "muốn mua lắm rồi" thì nên bid lên top cao để bán hàng.

 

Đối với mục tiêu lợi nhuận thì quan trọng nhất vẫn là LỢI NHUẬN CUỐI CÙNG = TỔNG LỢI NHUÂN (LỢI NHUẬN/ĐƠN HÀNG * TỔNG ĐƠN HÀNG) - TỔNG CHI PHÍ. 

 

Bid thấp quá thì bán ít hàng, tiết kiệm tiền nhưng lợi nhuận cũng ít, thậm chí không có vì chi phí cố định cao. Bid cao quá thì bán hàng nhiều nhưng chi phí quảng cáo lại quá cao dẫn tới lỗ. Nghệ thuật là tìm ra vị trí bạn có nhiều lợi nhuận nhất :D

 

Nhớ nhé

(1) RẺ LÀ RẺ CÁI GÌ, RẺ GIÁ CLICK HAY RẺ CHI PHÍ BÁN ĐƯỢC 1 ĐƠN HÀNG

(2) CỐ LÀM CHI PHÍ BÁN HÀNG RẺ ĐI KHÔNG BẰNG CỐ TĂNG LỢI NHUẬN CUỐI CÙNG.

 

* Chiến dịch thương hiệu thuần tuý: Đối với loại mục tiêu là thương hiệu thì không phải là số click nữa mà lại là số hiển thị, tần suất hiển thị, nói cách khác phải quy đổi ra giá hiển thị (CPM). Phần này để giải đáp trong câu hỏi về Bid giá trong Mạng hiển thị

 

 

Phần 3 sẽ là các câu cuối:
  • Làm sao để bid thấp (1 đồng) mà quảng cáo vẫn tiêu được tiền
  • Cách tìm từ organich search và direct, thống kê analytics toàn not set, not provided
  • Bid thế nào để luôn đứng ngay dưới đối thủ
  • Bid thế nào để luôn đứng ngay trên đối thủ
  • Kinh nghiệm bid giá trong mạng hiển thị. Ban đầu thì nên đặt giá thế nào dựa trên cơ sở nào, sau đó 1 khoảng time bao lâu thì có thể giảm dần giá, dựa trên cơ sở nào để giảm
  • Bid giá sao cho nhiều click nhất
  • Từ khoá chỉ mình mình chạy thì bid tối thiểu là bao nhiêu

 

- Mai Xuân Đạt SEONgon -

Thư ngỏ


 
Các tin khác