Giỏ hàng
Hoà Phát Miền Bắc Thêm vào giỏ hàng thành công!  Hoà Phát Miền Bắc
Xem giỏ hàng và thanh toán

Tổng hợp các cách làm mới và khắc phục sự cố với đồ nội thất gỗ

Cập nhật lúc: 3/12/2016 11:59:00 AM
Đồ gỗ sau thời gian sử dụng sẽ bị bạc màu hoặc bám bụi bẩn trở nên cũ và mất đi tính thẩm mỹ. Trong quá trình sử dụng có thể bị xây xước, cháy đốm… những cách dưới đây sẽ giúp bạn xử lý vấn đề này.
 

Đồ nội thất gỗ gia đình, văn phòng không còn mới sau một thời gian dùng, có thể bị cháy do tàn thuốc, xây xước, có vết ố… làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bạn hãy tham khảo các cách dưới đây để xử lý giúp đồ gỗ mới hơn và đẹp hơn nhé.

Cách làm mới đồ gỗ:

+ Nước muối: Nước muối loãng thấm vào khăn lau, lau trên các đồ gỗ mây, tre sẽ làm cho bàn ghế mây, tre sạch sẽ, bóng và mềm mại trở lại. Muối rất tốt cho các loại bàn ghế từ mây và tre.


+ Sữa bò: Trong thành phần của sữa bò có thành phần giúp tẩy bỏ chất bẩn, đánh bóng đồ gỗ. Cách tẩy rất đơn giản, thấm sữa bò vào khăn, lau lần lượt bàn, ghế, tủ đồ. Sau khi vết bẩn sạch hết, bạn dùng khăn thấm nước sạch lau lại một lượt đồ nội thất gỗ sẽ sạch và rất bóng.

+ Nước trà đặc: Nước trà gây ố trên mặt kính nhưng ngược lại, với đồ gỗ, trà đặc giúp làm mới đồ gỗ rất tốt khi dùng đúng cách. Dùng trà đặc để nguội, thấm vào khăn rồi lau mạnh lên bề mặt đồ gỗ từ 2 đến 3 lần, đồ gỗ sẽ sạch trở lại.


+ Dấm loãng: Pha loãng dấm, sau đó lau lên bề mặt gỗ như 2 cách phía trên đến khi vết bẩn đi hết, đồ gỗ sẽ sạch và bóng.

Cách bảo quản, xử lý sự cố cơ bản trên đồ gỗ

+ Mối mọt: Trên ghế, bàn hay tủ có vết mối mọt, sử dụng một củ hành tím xát lên vết mọt nhiều lần trong ngày. Nên lau đồ gỗ bằng nước muối loãng thường xuyên để chống mối mọt và giúp đồ gỗ mới hơn.


+ Vết cháy: Tàn thuốc hay diêm que rơi xuống tạo thành vết cháy nhỏ trên bề mặt đồ gỗ, bạn có thể dùng vải mịn quấn vào đầu tăm, lau nhẹ vết cháy. Sau đó bôi lớp nến mỏng lên vết cháy sẽ mờ bớt đi. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng cho các vết cháy nhỏ, không nghiêm trọng.

+ Vết xước: Với những vết xước nhỏ, đơn giản, bạn có thể bôi lớp nến cùng màu với màu sơn gỗ, bôi lên làm đầy vết xước, sau đó dùng sơn móng tay, loại sơn bóng bảo vệ không màu bôi một lớp mỏng lên, đồ gỗ sẽ mất đi vết xước và không dễ nhìn thấy sự khác biệt như trước.

+ Gỗ nứt: Đồ gỗ bị nứt khá khó xử lý, và cách xử lý cũng cầu kỳ hơn. Nếu đồ gỗ bị nứt có thể lấy sáp ong nhét vào chỗ nứt rồi thoa véc – ni cho đều màu. Hoặc bạn có thể dùng vải cũ hoặc bao gai cũ đốt thành tro, sau đó trộn tro này với đầu trẩu, khuấy thành hồ, đắp ghép hồ này vào chỗ nứt của dụng cụ, phơi trong râm mát, lập tức có thể chắc trở lại. Hoặc dùng báo cũ xé nhỏ, cho phèn và nước nấu thành hồ, để nguội đắp vào chỗ nứt, để khô, sẽ rất chắc.


Đây là một vài cách để bạn xử lý vấn đề gặp phải với đồ gỗ gia đình, văn phòng. Tất cả các loại bàn làm việc, tủ tài liệu hay ghế làm bằng gỗ đều có thể sử dụng các cách vệ sinh và bảo quản này. Chúc các bạn xử lý thật tốt các sản phẩm đồ gỗ của mình.

Thư ngỏ


 
Các tin khác